Bình Phượng Hoàng

Bình Phượng Hoàng được nghệ nhân gốm Chu Đậu phỏng theo bình gốm cổ triều Trần – Lê Sơ ( Thế kỷ XIV – XV ). Chiếc bình gốm cổ là bảo vật quốc gia, hiện đang được lưu trữ trang trọng tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Mô tả

Bình Phượng Hoàng được nghệ nhân gốm Chu Đậu phỏng theo bình gốm cổ triều Trần – Lê Sơ ( Thế kỷ XIV – XV ). Chiếc bình gốm cổ là bảo vật quốc gia, hiện đang được lưu trữ trang trọng tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Hoa văn, họa tiết được vẽ thủ công bằng tay dưới men ( Men được chiết xuất từ tro trấu – Dòng men đã được xác lập độc bản kỷ lục Việt Nam ) chia làm 3 phần :

Phần miệng bình được vẽ biểu tượng dấu triện mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt. Cổ bình vẽ các họa tiết quân hàm, quân hiệu, lệnh bài Vua ban. Phần giữa cổ bình vẽ họa tiết Rồng gặp mây tương trưng cho sự thăng hoa và phát triển.

Đặc biệt trên vai bình vẽ họa tiết bốn chim Phượng Hoàng. Theo tín ngưỡng của dân gian Việt Nam Phượng Hoàng là một trong tứ linh ( Long, Lân, Quy, Phượng ) :

Theo Á Đông Phượng Hoàng là chim ngự trị. Nó tượng trưng cho 6 thiên thể : Đầu tượng trưng cho công lý và đức hạnh, mắt là mặt trời mặt trăng, cánh là gió, đuôi là tinh tú ( các hành tinh ), chân là đất, lông của Phượng Hoàng đại diện cho màu sắc của ngũ hành.

Về phong thủy : Phượng Hoàng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương thể hiện cho hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc.

Phần thân bình được trang trí hoa cúc đại đóa – thể hiện cho người đàn ông quang minh chính đại. Bên cạnh đó là họa tiết hoa dây, như bóng dáng người phụ nữ luôn đồng hành trên con đường thành đạt của người đàn ông.

Phần chân bình là họa tiết cánh Sen cách điệu, thể hiện cho văn hóa tín ngưỡng phồn thịnh của người Việt.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bình Phượng Hoàng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
X