Bình thiên Nga hay còn gọi là bình Phi – Minh – Túc – Thực được nghệ nhân Gốm Chu Đậu phỏng theo bình gốm cổ Chu Đậu triều Trần – Lê Sơ ( Thế kỷ XIV – XV ). Chiếc bình là hiện vật độc bản trong hơn 40 vạn cổ vật được khai quật, trục vớt tại tàu đắm ngoài khơi Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Năm 2012 chiếc bình gốm cổ được Chính Phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Hiện chiếc bình được lưu trữ tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Bình được vẽ họa tiết chủ đạo chim Thiên Nga với bốn tư thế khác nhau theo tích : “ Phi – Minh – Túc – Thực “ nhằm biểu đạt ý nghĩa cơ bản của cuộc sống con người :

  • Thiên Nga dang cánh bay ( Phi ) : Biểu thị cho sự thăng tiến, vươn cao của cuộc sống con người.
  • Thiên Nga đang hót ( Minh ): Biểu thị cho cuộc sống được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi năng lượng.
  • Thiên Nga đang ngủ ( Túc ): Biểu thị cho cuộc sống sung túc, dư ăn, dư để.
  • Thiên Nga đang kiếm ăn ( Thực ): Biểu thị cho nhu cầu cơ bản, giá trị của con người trong cuộc sống.
    Qua hình tượng chim Thiên Nga, người nghệ nhân làm gốm đã thổi hồn một cách sinh động, gửi gắm vào đó những ước nguyện tốt lành, mong muốn cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
X